Các biến chứng nguy hiểm khi thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống nếu không được kiểm soát và điều trị sớm, rất dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến đĩa đệm, rễ thần kinh… Không những thế, người bệnh có nguy cơ rối loạn chức năng vận động, thậm chí liệt nửa người. 

 

Các biến chứng thoái hóa cột sống

1. Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm chứa khoảng 85% là nước và hoạt động như một bộ phận giảm xóc. Đĩa đệm nằm giữa những đốt sống giúp giảm ma sát, hỗ trợ cơ thể vận động linh hoạt hơn. Theo thời gian, đĩa đệm bị mất nước do quá trình lão hóa của cơ thể. Một hay nhiều đĩa đệm nằm giữa những đốt sống lưng và cổ bị hư hại, trượt ra khỏi vị trí ban đầu, gây chèn ép lên tủy sống và các dây thần kinh trong ống sống. 
Tình trạng này làm người bệnh bị đau nhức và rối loạn cảm giác tại chỗ. Nếu trì hoãn chữa trị, người bệnh có thể bị mất khả năng kiểm soát vận động, thậm chí bị teo cơ, bại liệt…

 

2. Hẹp ống sống

Sự thay đổi do thoái hóa cột sống có thể dẫn đến hình thành các gai xương từ thân đốt sống. Các gai xương này sẽ phát triển vào trong ống sống, làm hẹp ống sống và chèn ép tủy sống. Người bệnh thường có cảm giác tê, yếu cơ ở tay và chân. Bệnh có thể gây liệt nếu không phát hiện, ngăn chặn sớm. 

 

3. Thoái hoá cột sống lưng

▪ Biến dạng cột sống: Khi thời tiết thay đổi, người bệnh thoái hóa cột sống sẽ bị đau dữ dội, dẫn đến không thể làm việc hay vận động được, giữ một tư thế xấu quá lâu, làm cột sống thắt lưng bị cong vẹo, gù… Biến chứng này vừa gây mất thẩm mỹ vừa ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và lao động bình thường của người bệnh.
▪ Chèn ép dây thần kinh: Thoái hóa cột sống thắt lưng làm chèn ép các dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau lan xuống vùng mông, tứ chi… Khi tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị đau nhức, co cơ, gặp khó khăn khi vận động, tê liệt, lâu ngày có khả năng bị bại liệt.
▪ Đau ngực: Người bệnh bị đau bầu ngực, đau dai dẳng một bên cơ ngực. Nguyên nhân gây ra tình trạng là do gốc thần kinh cột sống cổ số 6 - 7 chịu sức ép của gai xương.
▪ Gặp trở ngại thị lực: Người bệnh có nguy cơ bị suy giảm thị lực, chảy nước mắt, sợ ánh sáng, sưng đau mắt, tầm nhìn thu hẹp, thậm chí có thể bị mù.
▪ Tổn thương đĩa đệm, cột sống: Thoái hóa cột sống có thể gây ra bệnh thoát vị đĩa đệm và gai cột sống.
▪ Chèn ép tủy thắt lưng cùng: Bệnh khi tiến triển tới giai đoạn mạn tính có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm như tàn phế, bại chân.

4. Thoái hoá cột sống cổ

▪ Mất ngủ: Người bệnh cảm thấy đau nhiều ngay cả khi nghỉ ngơi, dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi kéo dài, thậm chí gây tăng huyết áp và nguy cơ đột quỵ.
▪ Hội chứng tăng - giảm huyết áp: Tình trạng thoái hóa cột sống có thể khiến huyết áp giảm xuống hay tăng cao.
▪ Rối loạn tiền đình: Người bệnh thoái hóa cột sống thường bị hạn chế lượng máu, oxy lưu thông đến não, dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiền đình. 
▪ Thiếu máu não: Quá trình thoái hóa cột sống cổ có khả năng làm chèn ép động mạch, cản trở quá trình lưu thông đến các tế bào thần kinh - thiếu máu não. Tình trạng này làm xuất hiện các triệu chứng như khó phát âm, yếu liệt tay chân, tê nửa người, chóng mặt, hoa mặt, suy giảm trí nhớ, méo miệng, thậm chí một trường hợp còn dẫn đến ngất xỉu, đột quỵ, xuất huyết não…
▪ Gai cột sống cổ: Tình trạng thoái hóa cột sống cổ sẽ làm bề mặt sụn ở cột sống mỏng dần, xương dưới sụn bị biến dạng, dễ hình thành và phát triển gai xương. Khi cử động, các gai xương cọ xát vào cơ, gân, dây chằng hay chèn ép các dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức.
▪ Hội chứng cổ - tim: Đốt sống cổ bị thoái hóa, lệch ra khỏi vị trí ban đầu làm thay đổi cấu trúc cột sống, chèn ép lên dây thần kinh chi phối tim, gây đau tim và rối loạn nhịp tim.
▪ Bại liệt nửa người: Khi hệ thống dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, áp lực của cột sống sẽ làm ứ trệ khí huyết, các dây thần kinh mất dần chức năng vận động, lan từ các chi đến nửa người, dẫn đến bại liệt.

Cần đảm bảo đúng nguyên tắc điều trị thoái hóa cột sống theo từng giai đoạn. Khi thấy cơn đau kéo dài, lặp lại nhiều lần cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt. Tại khoa Ngoại tổng hợp - BVĐK Vạn Phúc City, các bác sĩ sẽ đánh giá lâm sàng và kiểm tra chuyên sâu, phân tích chẩn đoán hình ảnh, để từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với mỗi bệnh nhân. Không nên chủ quan, để bệnh chuyển biến nặng, gặp nhiều biến chứng nguy hiểm về sau. 

Tin tức liên quan

Vitamin C (hay còn gọi là axit ascorbic) là một trong những loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe. 

Khớp gối là một khớp phức tạp, phân loại dạng khớp bản lề, cấu tạo bởi ba xương, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng.

Phương pháp RICE là một phương pháp chăm sóc sơ cứu chấn thương thể thao thông dụng, đặc biệt là đối với các chấn thương nhẹ. 

Nếu đứt dây chằng chéo trước không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến mất vững đầu gối. 

Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái đẹp. Tuy nhiên, việc sử dụng giày cao gót quá thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là cơ xương khớp.