Thoái hóa cột sống - Các phương pháp điều trị nội khoa và ngoại khoa

Thoái hóa cột sống là một bệnh lý phổ biến. Bệnh có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Tùy vào giai đoạn bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, an toàn, không chỉ giúp giảm đau mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chẩn đoán bệnh thoái hóa cột sống

Không chỉ kiểm tra các triệu chứng lâm sàng đau bên ngoài, để chẩn đoán chính xác bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các biện pháp chụp chiếu để đánh giá chính xác, cụ thể:

  • Chụp X-quang và chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống để giúp bác sĩ đánh giá tình trạng đốt sống, đĩa đệm, các rễ thần kinh.
  •  Kết hợp với các xét nghiệm khác với mục đích loại trừ những bệnh gây đau cột sống khác như lao cột sống, viêm cột sống dính khớp…
  • Thực hiện đo điện với mục đích đo hoạt động điện trong dây thần kinh khi người bệnh nghỉ ngơi và khi cơ bắp ở tay đang co.

Phương pháp điều trị thoái hóa cột sống 

1. Chăm sóc giảm nhẹ tại nhà:

Khi bị đau, bệnh nhân thoái hóa cột sống có thể áp dụng thử những biện pháp như:

  • Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn: Người bệnh có thể giảm đau bằng cách loại thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Hoạt động thể chất: Các hoạt động rèn luyện cơ thể nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, đu xà... có thể giúp trì sự mềm dẻo, tăng cường sức mạnh cho cơ bắp hỗ trợ cột sống.
  • Cải thiện tư thế ngồi, đi, đứng.
  • Chuyên viên vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn người bệnh thực hiện những bài tập phù hợp tại nhà.
  • Khi cảm thấy đau, người bệnh cần nghỉ ngơi, hạn chế vận động vì có thể làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.

2. Phương pháp điều trị thay thế

Ngoài các biện pháp chăm sóc tại nhà, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp điều trị thay thế để kiểm soát, thuyên giảm các triệu chứng bệnh như:

  • Châm cứu
  • Nắn chỉnh cột sống
  • Xoa bóp nhẹ nhàng
  • Chữa trị bằng siêu âm
  • Sóng xung kích

3. Điều trị nội khoa

Khi cơn đau kéo dài, ngày một khó chịu, các bác sĩ có thể chỉ định:

  • Sử dụng thuốc giảm đau kê đơn.
  • Sử dụng thuốc giãn cơ nhằm giảm co thắt.
  • Sử dụng thuốc giảm đau thần kinh.
  • Sử dụng thuốc steroid dạng uống hay tiêm sử dụng khi người bệnh bị đau nặng. Tuy nhiên, steroid có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên bác sĩ thường cố gắng hạn chế sử dụng khi điều trị.

4. Điều trị phẫu thuật

Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật khi người bệnh có  những triệu chứng đau nặng, kéo dài mà khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Khi tình trạng thoái hóa ngày càng nặng, chèn ép hệ thống dây thần kinh dẫn đến tê liệt nghiệm trọng, can thiệp phẫu thuật là bắt buộc. 

Phẫu thuật nội soi cột sống là phương pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay. Đây là hình thức phẫu thuật cột sống tiên tiến, ít xâm lấn, có thể giúp người bệnh rút ngắn thời phục hồi, giảm đau và dễ chăm sóc hơn so với những phương pháp phẫu thuật cột sống truyền thống. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp người bệnh duy trì phạm vi di chuyển bình thường của cột sống sau phẫu thuật. 

Phẫu thuật nội soi cột sống tại khoa ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc City cũng là một trong nhiều phương pháp điều trị hiện đại mang lại hiệu quả cao, trả lại cuộc sống, vận động nhẹ nhàng cho hàng ngàn bệnh nhân. Với sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng của khoa Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng,  khoa ngoại tổng hợp, khoa vật lý trị liệu, phục hồi chức năng, các bệnh nhân thoái hoá cột sống sẽ được xây dựng một phác đồ điều trị cá thể hoá theo từng tình trạng bệnh lý, sức khỏe riêng biệt của mỗi người, giúp cho quá trình điều trị được rút ngắn thời gian và tiết kiệm chi phí tối đa.

Tin tức liên quan

Vitamin C (hay còn gọi là axit ascorbic) là một trong những loại vitamin quan trọng đối với sức khỏe. 

Khớp gối là một khớp phức tạp, phân loại dạng khớp bản lề, cấu tạo bởi ba xương, các xương kết nối với nhau bởi hệ thống dây chằng.

Phương pháp RICE là một phương pháp chăm sóc sơ cứu chấn thương thể thao thông dụng, đặc biệt là đối với các chấn thương nhẹ. 

Nếu đứt dây chằng chéo trước không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến mất vững đầu gối. 

Giày cao gót là một phụ kiện thời trang không thể thiếu của phái đẹp. Tuy nhiên, việc sử dụng giày cao gót quá thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe, đặc biệt là cơ xương khớp.