Bệnh viện Vạn Phúc City ứng dụng máy C-Arm 3D Cios Spin Siemens, hỗ trợ định vị vị trí chính xác cho phẫu thuật viên trong ca mổ thần kinh cột sống.
Hiện nay, các phẫu thuật cột sống thường tiến hành với hệ thống C-Arm để thay đĩa đệm và các cố định cột sống. Tuy nhiên, hệ thống C-Arm trước đây chỉ cung cấp hình ảnh 2 chiều (2D) được dựng lên từ việc tổng hợp các hình ảnh, không cho hình ảnh thời gian thực của chính bệnh nhân thực tế tại phòng mổ về cấu trúc xương hay cột sống nên phẫu thuật viên ngoài việc thuộc lòng các chi tiết giải phẫu sau khi được dựng ảnh từ các nguồn như film CT-Scan về các bất thường, bao gồm cả đường đi, mảnh ghép đĩa đệm để cân nhắc lựa chọn kích thước của vít mà không ảnh hưởng đến rễ thần kinh, tủy sống hay các mạch máu lớn. Ngoài ra, việc cố định bệnh nhân trong suốt thời gian thực hiện phẫu thuật là cần thiết để tránh các xê dịch vị trí gây sai sót khi thực hiện phẫu thuật. Không những thế, hệ thống C-Arm còn phát ra tia X gây ra ảnh hưởng đến bệnh nhân và nhân viên y tế trong phòng mổ. Những vấn đề nêu trên đã được xem như là các hạn chế phải chấp nhận khi sử dụng C-Arm trong phẫu thuật.
Máy C-Arm 3D Cios Spin hiện đại đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh: Bệnh viện Vạn Phúc City
Là đơn vị cung cấp dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe hướng đến kỹ thuật cao, chuyên sâu, để hỗ trợ bác sĩ phẫu thuật và giải quyết những vấn đề hạn chế của hệ thống C-Arm, Bệnh viện Vạn Phúc City (TP. Thủ Đức) đã trang bị hệ thống C-Arm 3D Cios Spin của hãng Siemens đồng bộ hóa với hệ thống định vị trong phẫu thuật Navigation.
Công nghệ C-Arm 3D sẽ cho phép các phẫu thuật viên quan sát và xoay chuyển để đánh giá trục xương, cột sống từ nhiều góc độ bằng thao tác đơn giản trên máy nhờ hình ảnh các mốc giải phẫu và thiết bị cấy ghép được chụp và xây dựng thành hình ảnh 3D. Không chỉ vậy, thư viện mở của Cios Spin cho phép cập nhật về các định dạng, kích thước, chi tiết các thiết bị cấy ghép cùng với việc tích hợp với hệ thống kèm theo như Navigation (thêm model và hãng) giúp cho phẫu thuật viên thực hiện cá nhân hóa và mô phỏng từng ca phẫu thuật một cách chính xác nhất để đạt được mục tiêu giảm thiểu tối đa sai sót và đảm bảo an toàn tối đa cho bệnh nhân.
Đối với người dùng, C-Arm 3D Cios Spin Siemens cải tiến việc phát tia X giúp cho cả bệnh nhân và người sử dụng phải chịu liều tia thấp nhất, tối ưu nhất trong suốt quá trình thực hiện phẫu thuật.
BS.CKI Trần Dạ Vương, phó khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Vạn Phúc cho biết, khi C-Arm 3D kết hợp với hệ thống định vị Navigation sẽ cho phép hiển thị hình ảnh 3D kích thước thực của thiết bị cấy ghép, lên phương án phẫu thuật và tiếp cận phẫu trường, giám sát quá trình đặt thiết bị cấy ghép.
Ưu điểm của phương pháp này là phẫu thuật viên có thể thấy được hình ảnh của quá trình phẫu thuật mà không phải chịu tối thiểu liều tia X. Với kỹ thuật bắt vít qua da trong phẫu thuật cột sống sẽ đạt độ chính xác >95%, giúp đường mổ nhỏ hơn, ít tổn thương mô mềm, ít chảy máu và an toàn cho bệnh nhân.
Máy C-Arm 3D Cios Spin và hệ thống định vị Navigation trong phòng mổ - Ảnh: Bệnh viện Vạn Phúc City
Hệ thống C-Arm 3D Cios Spin tại Bệnh viện Vạn Phúc City là thế hệ máy C-Arm công nghệ mô phỏng 3D có thời gian thực mới nhất của hãng Siemens. Với các công nghệ giúp nâng cao độ phân giải của hình ảnh, kèm với giải pháp kết nối hình ảnh thực với các hệ thống định vị dẫn đường trong phẫu thuật giúp cải thiện khả năng chính xác trong các ca phẫu thuật, giảm thiểu liều tia cho bác sĩ và bệnh nhân.
Dòng máy C-Arm 3D Cios Spin đầu tiên tại Bệnh viện Vạn Phúc City với khả năng tăng cường hình ảnh chất lượng cao và mô phỏng trục theo đúng thời gian thực của bệnh nhân ngay trên giường phẫu thuật, từ đó giúp tối ưu hóa và cải thiện chính xác các thao tác, hạn chế xâm lấn cho bệnh nhân, an toàn và giảm rủi ro phẫu thuật, rút ngắn thời gian hồi phục.