Vitamin A là một dưỡng chất thiết yếu mà cơ thể không thể tự tổng hợp. Vitamin A là một loại chất tan trong chất béo, rất cần thiết cho sự phát triển thể chất cũng như góp phần tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng.
Vai trò quan trọng của vitamin A đối với trẻ em và người lớn
Thể chất: vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển thế chất của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.. Nếu trẻ thiếu hụt vitamin A sẽ bị chậm lớn, xanh xao, suy dinh dưỡng.
Thị giác: vitamin A là một thành phần không thể thiếu giúp đảm bảo thị giác. Khi thiếu hụt vitamin A sẽ khiến mắt mất khả năng nhìn trong ánh sáng yếu, thị lực giảm, có thể xảy ra tình trạng quáng gà vào buổi tối. Đặc biệt, đối với một số trẻ em khi nhìn kém sẽ dẫn đến thụ động, nhút nhát, ngại vận động vì sợ không thấy dễ té ngã, đụng vào các vật nguy hiểm. Ngoài ra, chất còn giúp bảo vệ các biểu mô, giác mạc của mắt.
Da: bổ sung vitamin A giúp kích thích phát triển các tế bào da, giúp quá trình liền sẹo nhanh và phòng ngừa được các bệnh ngoài da cho trẻ.
Hệ miễn dịch: vitamin A tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể, từ đó phòng ngừa được các bệnh lý như lao, sở, uốn ván…
Xương: đây được xem là chất quan trọng kích thích sự tăng trưởng xương. Nếu thiếu chất sẽ khiến xương mềm, dễ vôi hóa hơn. Theo một số nghiên cứu của trường đại học Harvard, người có hàm lượng vitamin A trong máu thấp có nguy cơ bị gãy xương nhanh hơn.
Mỗi ngày cơ thể cần bao nhiêu vitamin A?
Số liệu thống kê mới nhất nhất của Viện dinh dưỡng Quốc gia, tùy thuộc vào độ tuổi, giai đoạn và tình trạng sức khỏe mà lượng vitamin A được tính theo bảng sau:
Tuổi
|
Vitamin A (mcg)
|
0 - 6 tháng
|
400
|
7 - 12 tháng
|
500
|
1 - 3 tuổi
|
300
|
4 - 8 tuổi
|
400
|
9 - 13 tuổi
|
600
|
14 - 18 tuổi
|
900
|
19 - 70 tuổi
|
900
|
> 70 tuổi
|
900
|
Phụ nữ mang thai
|
770
|
Phụ nữ cho con bú
|
1300
|
Nguyên nhân thiếu hụt vitamin A
Trong nhiều trường hợp trẻ em và người lớn vẫn bị thiếu hụt vitamin A do nhiều nguyên nhân như:
1. Khẩu phần ăn bị thiếu hụt vitamin A: thức ăn cung cấp vitamin A cho cơ thể. Nếu ăn uống các loại thức ăn nghèo vitamin A và caroten, thiếu dầu mỡ sẽ làm giảm hấp thu vitamin A . Trẻ đang bú thì nguồn vitamin A là sữa mẹ, nếu mẹ thiếu vitamin A sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến con. Do đó, trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm cần lựa chọn các loại thực phẩm giàu vitamin A như cá hồi, cá trích, cá thu và các loại rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm chứa nhiều carotene (chất chuyển hóa vitamin A) như cà rốt, khoai lang, cây họ cam quýt, gấc, đu đủ, rau ngót, rau muống, mồng tơi…; sữa, phô mai, dầu gan cá….
2. Trẻ em khi bị nhiễm khuẩn, tiêu chảy, viêm hô hấp… nhu cầu vitamin A tăng cao sẽ gây nguy cơ thiếu hụt vitamin A.
3. Trẻ thiếu kẽm cũng dẫn đến thiếu hụt vitamin A.
4. Nhiễm giun cũng là yếu tố góp phần làm thiếu vitamin A nên ba mẹ cần sổ giun định kỳ cho trẻ, vệ sinh môi trường sạch sẽ.
5. Khi lượng dự trữ vitamin A trong cơ thể thiếu hụt nếu thức ăn không cung cấp đủ nhu cầu vitamin A, cơ thể sẽ huy động vitamin A được dự trữ từ gan. Khi đó không đáp ứng đủ sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt.
Vitamin A hết sức quan trọng cho sự phát triển toàn diện của cơ thể. Đặc biệt, các đối tượng nguy cơ như trẻ em và bà mẹ mang thai hay đang cho con bú cần uống vitamin A liều cao định kỳ. Đồng thời, tăng cường bổ sung vitamin A trong chế độ ăn uống hàng ngày, cân đối để phát triển sức khỏe toàn diện.