Đứt dây chằng chéo trước khớp gối có nguy hiểm không?

Dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament - ACL) là một trong hai dây chằng chéo có tác dụng ổn định khớp gối. Đây là dây chằng thường bị tổn thương nhất ở đầu gối, thường xảy ra ở các vận động viên bộ môn đối kháng như cầu thủ bóng đá, bóng rổ… Nếu đứt dây chằng chéo trước không can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến mất vững đầu gối. Đứt dây chằng chéo trước có thể phòng ngừa được không? Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.

Đứt dây chằng chéo trước khớp gối là gì?

Hình ảnh MRI đứt dây chằng chéo trước

Dây chằng chéo trước (ACL) là một trong 2 dây chằng chéo có tác dụng ổn định khớp gối. Nó là một dải chắc chắn được tạo thành từ mô liên kết và các sợi collagen có nguồn gốc từ mặt trước trong của vùng liên lồi cầu của mâm chày và kéo dài về phía sau bên để gắn vào mặt trong của lồi cầu xương đùi ngoài, nơi có hai điểm mốc quan trọng; dây chằng chéo trước có chiều dài 32mm và rộng từ 7 đến 12 mm. Nó có hai bó; một bó trước trong và một bó sau bên với sự thay đổi chiều dài linh hoạt hơn.

Theo nghiên cứu, dây chằng chéo trước (Anterior Cruciate Ligament - ACL) là dây chằng bị tổn thương phổ biến nhất ở đầu gối, chiếm gần một nửa số ca chấn thương đầu gối. Tỷ lệ mắc bệnh được báo cáo hàng năm chỉ riêng ở Hoa Kỳ là khoảng 200.000 người, trong đó hơn ½ số lượng người chấn thương phải can thiệp phẫu thuật. 

Chấn thương đứt dây chằng chéo trước có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi, giới tính nào; tuy nhiên, có nhiều số liệu thống kê cho rằng phụ nữ có nguy cơ cao bị chấn thương ACL thứ phát do nhiều yếu tố.

Nguyên nhân đứt dây chằng chéo trước khớp gối

Nguyên nhân chính do vận động đột ngột, đầu gối bị vặn, khớp gối mở rộng. Hoặc do va chạm đột ngột, mạnh, nhanh vào đầu gối. 

Ở vận động viên, tỷ lệ chấn thương dây chằng chéo trước ở nữ/nam là 4,5/1. Các vận động viên nữ thường bị đứt dây chằng chéo trước đầu gối ở độ tuổi trẻ hơn và nhiều ở nam. Nhưng thông thường, cả nam cũng có nguy cơ đứt ACL như nữ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ  đứt dây chằng chéo trước ở phụ nữ: 

  • Khớp gối của phụ nữ có cơ gân kheo yếu hơn, nên khi vận động ưu tiên huy động nhóm cơ tứ đầu khi giảm tốc độ. Việc vận động cơ tứ đầu trong khi chạy chậm lại sẽ gây căng thẳng gia tăng bất thường lên ACL, vì cơ tứ đầu kém hiệu quả hơn trong việc ngăn chặn sự dịch chuyển của xương chày trước so với cơ gân kheo.
  • Cơ chế sinh học tiếp đất ở nữ giới có thể làm tăng nguy cơ chấn thương ACL do tăng góc vẹo ngoài và duỗi đầu gối.
  • Các yếu tố rủi ro khác có thể làm tăng nguy cơ chấn thương do chỉ số khối cơ thể tăng, rãnh xương đùi nhỏ hơn, va chạm vào rãnh, ACL nhỏ hơn, tăng động, lỏng lẻo khớp và chấn thương ACL trước đó.

Bên cạnh đó, dây chằng chéo trước có thể bị đứt do nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Vận động cường độ cao: Hoạt động thể thao hoặc làm việc có độ cường độ cao có thể tạo ra áp lực lớn đối với dây chằng, dẫn đến chấn thương.
  • Chấn thương đột ngột: Các cú đạp, đẩy mạnh, hoặc va chạm có thể làm đứt dây chằng.

Triệu chứng đứt dây chằng chéo trước khớp gối 

Nhận biết triệu chứng sớm có thể giúp bạn có biện pháp xử lý nhanh chóng. Một số triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Đau cấp: đau nhức mạnh tại vùng chấn thương.
  • Sưng và đỏ: vùng chấn thương sưng lên và có thể đỏ hoặc ửng hồng.
  • Hạn chế chuyển động: Khả năng di chuyển của vùng bị chấn thương giảm, không thể mở/gập khớp gối 

Chấn thương đầu gối - khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi gặp chấn thương vùng đầu gối, bạn cần ngưng mọi hoạt động gây áp lực lên vùng chấn thương. Dùng đá lạnh bọc khăn hoặc túi lạnh chuyên dụng (nếu có) chườm vào vùng chấn thương và sử dụng bó bột để nén nhẹ.

Nếu có sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau và chống viêm. Sau giai đoạn nghỉ ngơi, thực hiện các động tác vận động nhẹ để duy trì sự linh hoạt nếu có thể.

Nếu triệu chứng không giảm đi hoặc trở nên tồi tệ hơn, bạn cần đến thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được đánh giá và điều trị đúng cách.

Đứt dây chằng chéo trước khớp gối có nguy hiểm không? 

Hầu hết các vết rách dây chằng chéo xảy ra ở vận động viên theo cơ chế không tiếp xúc, chấn thương xoay không tiếp xúc, trong đó xương chày dịch chuyển về phía trước trong khi đầu gối hơi cong và ở tư thế vẹo ngoài. Các các cầu thủ bóng đá có nguy cơ chấn thương cao nhất, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến dây chằng, sụn chêm và khớp gối. 

Nếu đứt dây chằng chéo mạn tính sẽ có những ảnh hưởng có hại đến đầu gối, dẫn đến sự phát triển của các chấn thương sụn và các vết rách sụn chêm phức tạp không thể lành; tăng nguy cơ rách sụn chêm.

Thời gian phục hồi nhanh hay chậm là tùy mỗi người. Tùy vào tình trạng chấn thương, các bác sĩ có thể chỉ định điều trị nội khoa hoặc can thiệp phẫu thuật; đồng thời kết hợp tập vật lý trị liệu, tăng cường sức mạnh khớp gối trở lại 

 

Đứt dây chằng chéo trước đầu gối có thể gây ra nhiều bất tiện, nhưng nếu điều trị sớm và đúng cách, bạn có thể hồi phục. Tại đơn vị Chấn thương chỉnh hình - Khoa Ngoại tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Vạn Phúc City, với các chấn thương vùng đầu gối, các chuyên gia bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp, đồng thời phối hợp Khoa Chẩn đoán hình ảnh - thăm dò chức năng để có thể đánh giá chính xác mức độ tổn thương của vùng đầu gối. Sau đó, người bệnh sẽ được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp, sớm khôi phục vận động và trở lại cuộc sống bình thường. 

Hình ảnh MRI đứt dây chằng chéo trước Phẫu thuật nội soi khâu dây chằng chéo trước

Tin tức liên quan

Bệnh viện Vạn Phúc City đã triển khai dịch vụ khám chữa bệnh áp dụng Bảo hiểm tư nhân (Bảo hiểm bảo lãnh viện phí), giúp khách hàng yên tâm hơn khi chăm sóc sức khỏe với chi phí dịch vụ y tế hợp lý nhất.


 
Nhằm đảm bảo rằng Quý Khách hàng sẽ nhận được tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý nhất, Bệnh viện Vạn Phúc City đã triển khai khám chữa bệnh áp dụng bảo hiểm Bảo hiểm tư nhân (bảo hiểm bảo lãnh viện phí). 

Nội Soi Mật Tụy Ngược Dòng, gọi tắt là ERCP, là một kỹ thuật nội soi dùng để khảo sát và điều trị các vấn đề về ống mật, ống tụy, và túi mật. 

 

Bệnh viện Vạn Phúc City ứng dụng máy C-Arm 3D Cios Spin Siemens, hỗ trợ định vị vị trí chính xác cho phẫu thuật viên trong ca mổ thần kinh cột sống. 

Sáng ngày 08/6/2024, Bệnh viện Vạn Phúc City chính thức khánh thành và đi vào hoạt động tại số 1, Đường 10, khu nhà ở Vạn Phúc 1, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.